Pages

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Điều trị mụn trứng cá


1. Mối liên quan giữa da dầu và mụn trứng cá
- Khi chăm sóc da bước đầu tiên phải khám và phân loại da: da dầu, da khô hay da bình thường…
Bản chất da dầu thường do bẩm sinh, song cũng do những trường hợp mắc phải kéo dài trở thành mãn tính, như đối với những người tiếp xúc với xăng dầu là một loại bệnh nghề nghiệp do da bị ngộ độc với hóa chất. Các yếu tố khác như: nắng, gió, bụi cũng làm tăng tiết bã nhờn.
- Da dầu biểu hiện trên lâm sàng là tăng tiết mồ hôi, bóng nhẫy, ít nếp nhăn, thường có nhiều mụn trứng cá xuất hiện. Biểu hiện lâm sàng trên chủ yếu ở vùng đầu, mặt, cổ, lưng.
- Những nghiên cứu trên bệnh nhân da dầu thường thấy có lỗ chân lông lớn, tuyến bã tăng sinh hơn bình thường và chứa nhiều chất bã nhầy, đi kèm với mụn trứng cá ở nhiều mức độ khác nhau.

2. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá thường xuất hiện sớm ở tuổi thanh thiếu niên, bắt đầu ở tuổi dậy thì, bé gái xuất hiện sớm hơn (9-10t) và bé nam ở tuổi 13-14t. Đa số tự khỏi sau tuổi 20. 
 Nguyên nhân :
Mụn trứng cá : thường đi kèm với da dầu, tăng tuyến bã nhờn. Các yếu tố góp phần tạo thành mụn trứng cá:
1. Tăng tuyến bã nhờn.
2. Sừng hóa vùng phễu ống.
3. Corynebacterium Acnes tiết ra các yếu tố gây viêm như chất Lipase,Protease, Hyaluronidase và các yếu tố kết tụ bạch cầu. Sự kết tụ của các yếu tố trên tạo thành comedon (cồi trứng cá) các yếu tố gây viêm khi phản ứng mạnh mẽ sẽ tạo mủ.
4. Testosterone là yếu tố quan trọng, khi đến được thành tuyến bã, Testosterone sẽ được chuyển thành Dihydrotestosterone, kích thích tuyến bã gây tăng tiết bã nhờn.
5. Và đa số các loại thuốc tây góp phần tạo nên mụn như : Androgen do nữ thuốc ngừa thai, Corticoit, thuốc trầm cảm như Amineptine, thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporine và một số loại mỹ phẩm.
6. Mụn trứng cá xuất hiện như một loại bệnh nghề nghiệp, ở những người tiếp xúc với xăng dầu, các loại Hydrocarbures, Aromanique, Halogenes…
Mụn trứng cá liên quan đến các yếu tố sau : ăn nhiều đường, chất béo, thời tiết quá ẩm, quá nóng và trước chu kỳ kinh nguyệt.

Biểu hiện lâm sàng:
Mụn trứng cá được chia thành 4 cấp độ như sau:
- Độ 1: Mụn trứng cá có cồi (nhân) không có phản ứng viêm.
- Độ 2: Có nhiều cồi, xuất hiện mủ nông kèm theo viêm tuyến nang lông.
- Độ 3: Có nhiều cồi tạo thành những khối áp xe nhỏ. Phản ứng viêm sâu hơn, có thẹo đi kèm.
- Độ 4: Mụn trứng cá tạo thành nhọt, lớn hơn, có lỗ thông với nhau, thẹo nhiều hơn, da biến dạng sần sùi.

3. Điều trị mụn trứng cá
Điều trị tại chỗ:
- Chăm sóc da mặt thường xuyên.
- Dùng sửa rửa mặt làm sạch da dầu. Giảm ăn ngọt, chất béo, dầu mỡ động thực vật. Tăng cường các chất dinh dưỡng bao hàm vitamin A, E như cà rốt, cà chua, gấc…
- Uống nhiều nước.
- Bằng những tiến bộ khoa học hiện nay, với những kỹ thuật tiên tiến cùng với thuốc và hóa mỹ phẩm đặc trị kết hợp với hệ thống Laser Nano đặc hiệu và chuyên nghiệp điều trị dứt điểm các loại mụn cùi, mụn mủ, mụn dị ứng và mụn dai dẳng lâu ngày không hết.
Các phương pháp điều trị:
Dùng kỹ thuật chọc hút mụn mủ bằng kim nhỏ vô trùng nằm sâu trong da. Kết hợp với sát trùng và kháng sinh tại chỗ, đắp mặt nạ làm dịu da, dùng laser Nano Light, nếu cần thì dùng kháng sinh toàn thân.
Điều trị toàn thân:
Chỉ định điều trị kháng sinh toàn thân khi mụn trứng cá có biến chứng: viêm cấp, mủ nhiều. Dùng kháng sinh liều cao đặc trị rất công hiệu. Ngoài ra, bổ sung thêm các loại Vitamin A, E giúp giảm tiết bã nhờn theo đường uống.
Điều trị dự phòng:
Trên cơ địa của người có mụn trứng cá, da dầu cần hạn chế đồ ăn ngọt, dầu mỡ, chất béo để giảm sự kích thích tiết bã nhờn.
Tránh lao động, làm việc và hoạt động ở môi trường quá nóng hoặc quá ẩm. Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Không dùng móng tay tự nặn mụn trứng cá. Thường xuyên rửa mặt bằng sữa rửa mặt Oil – Free Acne Wash vào mỗi buổi sáng, trưa, tối và coi việc làm này là thường lệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Blogger news

Blogroll

About